Trang chủ / TIN PHỤ KIỆN NỘI THẤT / Hướng Dẫn Chế Máy Cưa Bàn Trượt Từ Máy Cưa Đĩa Cầm Tay

Hướng Dẫn Chế Máy Cưa Bàn Trượt Từ Máy Cưa Đĩa Cầm Tay


Bạn là thợ mộc tự do hay đang làm chủ xưởng? Bạn muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn cải tiến công cụ để nâng cao hiệu quả công việc? Hôm nay, Kho Mộc sẽ hướng dẫn bạn cách chế tạo máy cưa bàn trượt từ chiếc máy cưa đĩa cầm tay cực kỳ đơn giản mà hiệu quả.Máy cưa đĩa cầm tay có thể chế thành máy cưa bàn trượt vô cùng đơn giản và dễ dàngMáy cưa đĩa cầm tay có thể chế thành máy cưa bàn trượt vô cùng đơn giản và dễ dàng

1. Dụng cụ chuẩn bị sẵn

  • 1 chiếc máy cưa đĩa cầm tay

  • 1 miếng ván mỏng dày khoảg 1cm

  • 2 thanh gỗ và 2 thanh nhôm chữ V

Các dụng cụ chuẩn bị để thực hiện “máy cưa bàn trượt tự chế” như trong hình

Lưu ý: Chiều dài của tấm ván gỗ phải bằng đúng với chiều dài 2 thanh sắtCác dụng cụ chuẩn bị để thực hiện ” máy cưa bàn trượt tự chế ” như trong hìnhCác dụng cụ chuẩn bị để thực hiện ” máy cưa bàn trượt tự chế ” như trong hình

2. Các Bước Chuẩn Bị Để Chế Tạo Máy Cưa Bàn Trượt

Bước 1: Lắp Đặt Thanh Gỗ

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc máy cưa đĩa cầm tay và một miếng ván mỏng khoảng 1cm.Đặt 2 thanh gỗ lên miếng ván mỏngĐặt 2 thanh gỗ lên miếng ván mỏng

Lắp hai thanh gỗ lên phía trên của miếng ván mỏng, sử dụng máy bắn vít để cố định chúng lại với nhau. Đây sẽ là bề mặt chính của bàn cưa của bạn.Bắn vít vào để gắn tấm ván vào thanh gỗBắn vít vào để gắn tấm ván vào thanh gỗ

Bước 2: Lắp Đặt Thanh Sắt Chữ V

Tiếp theo, sử dụng thước e ke để căn chỉnh và đặt hai thanh sắt chữ V vuông góc với hai thanh gỗ. Đảm bảo rằng chúng song song và cách đều nhau để tạo thành một hệ thống trượt ổn định cho máy cưa.Đo đạc tính toán làm sao để khoảng cách giữa 2 thanh sắt là bằng với khoảng cách đế cưa.Đo đạc tính toán làm sao để khoảng cách giữa 2 thanh sắt là bằng với khoảng cách đế cưa

Dùng vít để cố định chặt các thanh sắt này vào thanh gỗ.Sau đó, bạn dùng vít cố định 2 thanh sắt lại vào 2 thanh gỗSau đó, bạn dùng vít cố định 2 thanh sắt lại vào 2 thanh gỗ

Bước 3: Kiểm Tra Thanh Trượt

Đặt máy cưa lên thanh trượt để kiểm tra xem khoảng cách giữa hai thanh đã chuẩn xác chưa. Lắp lưỡi cưa và kiểm tra lại để đảm bảo máy trượt mượt mà.Kiểm tra khả năng trượt máy trên thanh nhôm đã mướt chưaKiểm tra khả năng trượt máy trên thanh nhôm đã mướt chưa

Vì trước khi thực hiện người dùng nên tháo lưỡi cưa nên đến bước này cần lắp lại lưỡi cưa trước khi sử dụng.Tiến hành lắp lưỡi cưa vào khi đã thực hiện xong bàn cưa trượtTiến hành lắp lưỡi cưa vào khi đã thực hiện xong bàn cưa trượt

Bước 4: Lắp Thanh Gỗ Điều Chỉnh Góc Cắt

Lắp một thanh gỗ nhỏ để điều chỉnh góc cắt ở 45 độ và 90 độ. Cần bắt vít sao cho thanh gỗ này có thể xoay được, cho phép bạn thay đổi góc cắt dễ dàng.Chuẩn bị một cây gỗ nhỏ để thực hiện tạo góc cắt 45 độ hoặc 0 độChuẩn bị một cây gỗ nhỏ để thực hiện tạo góc cắt 45 độ hoặc 0 độ

Đầu tiên dùng máy bắn vít bắn vào 1 điểm cố định ngay giữa vị trí 2 thanh nhôm (như hình), bắt vít sao cho thanh gỗ này vẫn xoay chuyển được.Bắt vít để gắn thanh gỗ vào tấm ván gỗBắt vít để gắn thanh gỗ vào tấm ván gỗ

Tiếp tục, dùng e ke để đo góc cắt thẳng 90 độ và 45 độ để quá trình lấy góc cắt diễn ra chính xác.Dùng e ke để đo góc cho chính xácDùng e ke để đo góc cho chính xác

Sau khi đã lấy được góc đo chính xác. Bắt vít vào 2 điểm (như hình dưới) rồi tháo vít ra. Lúc này, thanh gỗ này sẽ xoay chuyển từ góc thẳng đến góc cắt 45 độ, để bạn có thể cắt đa dạng ở các góc khác nhau.Đo góc cắt thẳng và góc cắt 45 độ rồi bắt vít vào 2 mốc vừa đo đượcĐo góc cắt thẳng và góc cắt 45 độ rồi bắt vít vào 2 mốc vừa đo được

Bước 5: Hoàn Thiện và Sử Dụng

Vậy là bạn đã hoàn thành việc chế tạo máy cưa bàn trượt. Giờ đây, bạn có thể sử dụng máy để cắt các chi tiết nhỏ, thanh gỗ hoặc sắt với độ chính xác cao.Máy cưa bàn tự chế hoàn thiệnMáy cưa bàn tự chế hoàn thiện

Đây là cách tuyệt vời để tận dụng tối đa máy cưa đĩa cầm tay của bạn, đặc biệt là khi bạn cần một giải pháp linh hoạt và tiết kiệm chi phí cho xưởng mộc. Không chỉ giúp bạn thực hiện các dự án DIY, mà còn là cách để thể hiện kỹ năng và sự sáng tạo của một người thợ mộc thực thụ. Hãy thử áp dụng và cảm nhận sự khác biệt trong từng đường cắt! Chúc các bạn thành công và hãy tiếp tục theo dõi Kho Mộc để cập nhật thêm nhiều mẹo và kỹ thuật mộc hữu ích khác.

Chúng tôi nhận phân phối Ray bi giảm chấn thương hiệu độc quyền Kho Mộc tại các khu vực sau:

Miền Bắc: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.

Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế , Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa

Miền Nam: TP HCM, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ

>>> Xem thêm bài viết của Kho Mộc:

Hướng Dẫn Chế Máy Cưa Bàn Trượt Từ Máy Cưa Đĩa Cầm Tay